Sắt và các xét nghiệm liên quan đến chuyển hóa sắt

Sắt là thành phần quan trọng trong cấu tạo hemoglobin, liên quan trực tiếp đến khả năng gắn và vận chuyển oxy của hồng cầu. Ngoài ra sắt còn tham gia vào nhiều quá trình oxy hóa trong cơ thể. Vì vậy xét nghiệm định lượng sắt và một số xét nghiệm khác liên quan đến chuyển hóa sắt có vai trò quan trọng trong thực hành lâm sàng.

1. Vai trò của sắt và chuyển hóa sắt trong cơ thể.

Sắt là một khoáng chất cần thiết có vai trò quan trọng trong việc sản xuất những huyết sắc tố hemoglobin giúp vận chuyển oxy từ phổi đến các mô, cơ quan và tế bào trong cơ thể con người. Ngoài ra, sắt còn tham gia vào quá trình tạo ra các tế bào máu, hoạt động của hệ thống miễn dịch và chức năng não bộ.

Sắt cũng là thành phần chính của heme – một phần của hầu hết các protein chức năng của cơ thể, bao gồm hemoglobin và myoglobin. Hemoglobin giúp chuyển đổi oxy và CO2 trong máu, trong khi myoglobin giúp cơ bắt oxy từ máu để sử dụng trong quá trình hô hấp và hoạt động cơ bản.

Hàm lượng sắt phân bố khoảng 60% đến 70% trong các hemoglobin, 30% trong ferritin và hemosiderin của hệ liên võng nội mô và lượng sắt nhỏ còn lại sẽ nằm trong những men như cytochrome, catalase, peroxidase. 

Chuyển hóa sắt là quá trình hấp thu sắt từ thức ăn và vận chuyển đi khắp cơ thể bằng một protein từ gan gọi là transferrin. Nếu cơ thể không hấp thu được đủ lượng sắt cần thiết, nồng độ sắt có trong máu sẽ bị giảm xuống và lượng sắt lưu trữ trong các mô sẽ bị sử dụng để đáp ứng các hoạt động cần thiết của cơ thể người. 

2. Rối loạn chuyển hóa sắt là gì?

Rối loạn chuyển hóa sắt có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân thiếu sắt hoặc thừa sắt trong cơ thể. Tình trạng thiếu sắt kéo dài sẽ khiến hàm lượng sắt dự trữ bị giảm xuống dần đến chứng thiếu máu hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Mặt khác, nếu bị thừa sắt trong cơ thể cũng sẽ gây hại cho các bộ phận trong cơ thể như gan, tim và tụy. 

Các triệu chứng của rối loạn chuyển hóa sắt có thể bao gồm mệt mỏi, đau khớp, đau đầu, khó thở, đau bụng, và rối loạn nhịp tim.

3. Bộ phương pháp xét nghiệm chuyển hóa sắt của Medicon

Dưới đây là một số xét nghiệm chuyển hóa sắt đến từ hãng Medicon. 

3.1. Định lượng Sắt – Iron

Xét nghiệm định lượng Sắt trong huyết thanh và huyết tương của bệnh nhân. Xét nghiệm áp dụng phương pháp tạo màu với ferrozine. Xét nghiệm được dùng để quan sát nồng độ sắt tăng hoặc giảm trong cơ thể bệnh nhân, từ đó đưa ra các chẩn đoán về các bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa sắt như thiếu máu ác tính, bất sản hoặc tan máu, bệnh hemochromatosis, bệnh bạch cầu cấp,…

3.2. Định lượng Transferrin

Transferrin là protein chính trong máu liên kết với sắt và vận chuyển sắt đi khắp cở thể. Nồng độ Transferrin giảm được quan sát thấy trong các trường hợp viêm mãn tính hoặc khối u ác tính, chủ yếu là bệnh hemochromatosis, xơ gan hoặc các tình trạng di truyền như atransferinemia. Nồng độ transferrin cao được quan sát thấy trong bệnh thiếu máu do thiếu sắt.

3.3. Khả năng gắn sắt không bão hòa UIBC

Số lượng transferrin gắn với sắt sẽ được phản ánh thông qua chỉ số TIBC, phần transferrin còn lại tự do trong huyết thanh không gắn với sắt được gọi là UIBC (khả năng gắn sắt không bão hòa).

Trong thiếu máu thiếu sắt, TIBC tăng cao và độ bão hòa transferrin giảm xuống đến 15 % hoặc thấp hơn. Sắt huyết thanh thấp kết hợp với TIBC thấp là đặc trưng của tình trạng thiếu máu do các rối loạn mạn tính, khối u ác tính, và nhiễm trùng. 

3.4. Xét nghiệm Định lượng sTfR

Nồng độ sTfR trong huyết thanh phản ánh hoạt động tạo máu và nó có thể là một dấu hiệu của sắt chức năng. Nồng độ sTfR không bị ảnh hưởng bởi các tình trạng giai đoạn cấp tính nên có thể sử dụng để chẩn đoán phân biệt thiếu máu do các bệnh mãn tính (ACD) với thiếu máu do thiếu sắt (IDA). Tăng sTfR được quan sát thấy ở thiếu máu tán huyết, thiếu máu hồng cầu hình liềm, thiếu B12 và khi mang thai khi có thiếu sắt chức năng.

3.5. Xét nghiệm định lượng Ferritin

Ferritin là một protein quan trọng giúp cơ thể lưu trữ sắt và đo lường Ferritin là xét nghiệm thường được dùng trong hỗ trợ chuẩn đoán và kiểm soát rối loạn chuyển hóa sắt. Xét nghiệm ferritin huyết thanh đặc biệt hữu ích để phân biệt giữa bệnh thiếu sắt và thiếu máu do rối loạn mãn tính, bởi vì trong những trường hợp này, nồng độ ferritin tăng lên.  Ferritin huyết thanh cũng tăng trong các bệnh thiếu máu khác như aplastic anemia, ferroblastic anemia và chronic hemolytic anemia. 

Nội dung bài viết bên trên đã cung cấp một số xét nghiệm hỗ trợ các bác sĩ trong việc đánh giá rối loạn chuyển hóa sắt đến từ hãng Medicon. Các xét nghiệm này thường được chỉ định sử dụng kết hợp với nhau đối với bệnh nhân có các triệu chứng của bệnh thiếu sắt để thu được kết quả chẩn đoán tốt nhất. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zalo icon